Hướng dẫn đánh giá thư viện theo thông tư 16/2022/TT-BGDĐT

Phần mềm đáp ứng việc đánh giá thư viện theo yêu cầu của Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT. Để thực hiện và đánh giá chính xác, anh/chị xem hướng dẫn dưới đây:

1. Anh/chị vào menu Tiêu chuẩn theo TT162. Tiêu chí số 1.1.2 Mỗi học sinh có ít nhất 04 bản sách, mỗi giáo viên có ít nhất 01 bộ sách theo bộ môn giảng dạyTiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Số sách trên mỗi học sinh = Tổng số bản sách giấy còn trong thư viện/Tổng số học sinh
  • Số bộ sách trên mỗi giáo viên = Tổng số bộ sách/Tổng số giáo viên

Trong đó:

  • Tổng số bản sách giấy còn trong thư viện là số lượng sách giấy mà thư viện hiện có và đang lưu trữ. Đây là chỉ tiêu giúp thư viện biết mình đang sở hữu bao nhiêu tài liệu sách giấy.

  • Tổng số học sinh là tổng số học sinh đang theo học tại trường.

  • Tổng số giáo viên là tổng số giáo viên làm việc tại trường.

3. Tiêu chí 1.2.2 Mỗi học sinh có ít nhất 5 bản sách; 06 tên báo, tạp chí, mỗi tên có ít nhất 03 bảnTiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Số sách trên mỗi học sinh = Tổng số bản sách giấy còn trong thư viện/Tổng số học sinh
  • Số lượng tên báo, tạp chí tối thiểu = Tổng số tên báo, tạp chí/Tổng số học sinh
  • Số lượng bản báo, tạp chí tối thiểu = Tổng số bản báo, tạp chí/Tổng số tên báo, tạp chí

Trong đó:

  • Tổng số bản sách giấy còn trong thư viện là số lượng sách giấy mà thư viện hiện đang sở hữu và lưu trữ trong kho của mình. Ví dụ: Nếu thư viện có 50 bản sách “Lịch sử Việt Nam”, 30 bản sách “Toán học cơ bản”, và 20 bản sách “Văn học thế giới”, thì tổng số bản sách giấy là 100 (50 + 30 + 20).
  • Tổng số tên báo, tạp chí là số lượng các loại tờ báo, tạp chí khác nhau mà thư viện đang có. Mỗi tên báo hoặc tên tạp chí chỉ được tính một lần, bất kể số lượng bản sao của mỗi loại báo, tạp chí đó. Ví dụ: Nếu thư viện có 3 bản tạp chí “Khoa học” và 2 bản tạp chí “Giáo dục”, thì tổng số tên báo, tạp chí là 2 (tên tạp chí “Khoa học” và “Giáo dục”).
  • Tổng số học sinh là tổng số học sinh đang theo học tại trường
  • Tổng số bản báo, tạp chí là tổng số lượng các bản sao của các tờ báo, tạp chí mà thư viện đang có và lưu trữ. Ví dụ: Nếu thư viện có 5 bản tạp chí “Khoa học” và 3 bản tạp chí “Giáo dục”, tổng số bản báo, tạp chí sẽ là 5 + 3 = 8 bản.

4. Tiêu chí 1.2.3 Kho tài nguyên thông tin được thể hiện qua mục lục điện tử thay cho mục lục truyền thống. Bảo đảm 35% vốn tài nguyên thông tin của thư viện là học liệu điện tửTiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Tỷ lệ sách điện tử = (Tổng số bản sách điện tử/Tổng số bản sách điện tử và sách giấy) x 100

Trong đó:

  • Tổng số bản sách điện tử là tổng số lượng sách điện tử mà thư viện đang sở hữu và lưu trữ trong hệ thống điện tử của mình. Các bản sách này có thể được truy cập trực tuyến hoặc thông qua các ứng dụng phần mềm của thư viện
  • Tổng số bản sách điện tử và sách giấy là tổng cộng số lượng sách mà thư viện hiện đang lưu trữ và cung cấp, bao gồm cả sách giấy và sách điện tử
    • Tổng số bản sách giấy: Là số lượng sách giấy mà thư viện đang lưu trữ và cho phép người dùng mượn hoặc tham khảo.

    • Tổng số bản sách điện tử: Là số lượng sách dưới dạng kỹ thuật số (có thể tải về hoặc đọc trực tuyến) mà thư viện đang lưu trữ trong hệ thống điện tử của mình.

    • Công thức tính: Tổng số bản sách điện tử và sách giấy = Tổng số bản sách giấy + Tổng số bản sách điện tử. Ví dụ: Nếu thư viện có 500 bản sách giấy và 300 bản sách điện tử, thì tổng số bản sách điện tử và sách giấy là 800 (500 + 300).

5. Tiêu chí 2.1.2 Diện tích thư viện được xác định đối với 30% đến 50% tổng số học sinh toàn trường và bảo đảm định mức tối thiểu 0,60 m2/học sinh. Tổng diện tích thư viện không nhỏ hơn 60 m2 (không tính diện tích không gian mở)Tiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Định mức thư viện = Diện tích thư viện/Tổng số học sinh

Trong đó:

  • Diện tích thư viện là tổng diện tích của không gian vật lý mà thư viện chiếm giữ, bao gồm tất cả các khu vực phục vụ bạn đọc, kho lưu trữ sách, khu vực đọc sách, phòng máy tính, phòng học nhóm, khu vực lưu trữ tài liệu điện tử và các khu vực khác trong thư viện.
  • Tổng số học sinh là tổng số học sinh đang theo học tại trường

6. Tiêu chí 2.2.1 Có phòng đọc cho học sinh tối thiểu 45 chỗ, phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ, bảo đảm diện tích một chỗ ngồi trong phòng đọc không nhỏ hơn 2,4 m2/chỗ

Tiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Định mức phòng đọc = Diện tích phòng đọc/Số lượng chỗ ngồi của giáo viên và học sinh

Trong đó:

  • Diện tích phòng đọc là không gian trong thư viện được dành riêng để người sử dụng (giáo viên, học sinh, sinh viên, v.v.) ngồi đọc sách hoặc tài liệu.
  • Số lượng chỗ ngồi của giáo viên và học sinh là số lượng ghế ngồi có sẵn trong phòng đọc thư viện cho giáo viên và học sinh. Chỗ ngồi này có thể bao gồm:
    • Chỗ ngồi cho học sinh: Các ghế ngồi hoặc bàn học dành cho học sinh khi đến thư viện để đọc sách hoặc nghiên cứu.

    • Chỗ ngồi cho giáo viên: Ghế hoặc bàn dành riêng cho giáo viên hoặc nhân viên thư viện khi tham gia các hoạt động liên quan đến giáo dục hoặc hỗ trợ học sinh.

7. Tiêu chí 4.2.2 Nội dung hoạt động thư viện:

  • Hoạt động tiết đọc tại thư viện bảo đảm tối thiểu 03 tiết/học kỳ/lớp, nội dung do Hiệu trưởng trường trung học quy định phù hợp với chương trình giáo dục;
  • Hoạt động tiết học tại thư viện bảo đảm tối thiểu 01 tiết/học kỳ/môn học hoặc liên môn do Hiệu trưởng trường trung học quy định phù hợp với chương trình giáo dục;
  • Bảo đảm tỷ lệ 100% giáo viên và tối thiểu 80% học sinh toàn trường đọc sách tại thư viện và mượn sách về nhà hằng năm

Tiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Hoạt động tiết đọc = Số lượng tiết đọc/Số lượng lớp học
  • Hoạt động tiết học = Số lượng tiết học tại thư viện trong học kỳ/Số lượng môn học
  • Tỷ lệ mượn sách của giáo viên = Số lượng phiếu mượn sách và lượt đọc tại chỗ của giáo viên trong năm/Tổng số giáo viên
  • Tỷ lệ mượn sách của học sinh = Số lượng phiếu mượn sách và lượt đọc tại chỗ của học sinh trong năm/Tổng số học sinh

Trong đó:

  • Số lượng tiết học là số lượng giờ học được tổ chức tại trường trong một kỳ học hoặc một năm học.

  • Số lượng lớp học là tổng số lớp học trong trường, bao gồm các lớp học chính thức và có thể cả các lớp học bổ trợ
  • Số lượng tiết học tại thư viện trong học kỳ là số lượng giờ học được tổ chức tại thư viện trong một học kỳ. Các tiết học này có thể là các lớp học nghiên cứu, lớp học thực hành, hoặc các buổi học có sự tham gia của thư viện để hỗ trợ học sinh tra cứu, nghiên cứu tài liệu.
  • Số lượng hôm học là số ngày mà học sinh và giáo viên thực sự tham gia vào các hoạt động học tập trong một năm học hoặc một học kỳ
  • Số lượng phiếu mượn sách và lượt đọc tại chỗ của giáo viên trong năm là tổng số phiếu mượn sách và số lượt giáo viên sử dụng tài liệu tại thư viện trong năm học
  • Tổng số giáo viên là số lượng giáo viên làm việc tại trường
  • Số lượng phiếu mượn sách và lượt đọc tại chỗ của học sinh trong năm là tổng số phiếu mượn sách và số lượt đọc sách của học sinh tại thư viện trong năm học
  • Tổng số học sinh là tổng số học sinh của trường

8. Tiêu chí 4.2.3 Liên thông thư viện: Thực hiện liên thông thư viện bằng hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn hoặc chia sẻ tài nguyên thông tin số theo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học.

Tiêu chí này được tính theo công thức như sau:

  • Định mức chia sẻ tài nguyên = Số sách chia sẻ trên thư viện chung/năm

Trong đó:

  • Số sách chia sẻ trên thư viện chung/năm là chỉ tiêu phản ánh số lượng sách mà thư viện chia sẻ cho các thư viện khác hoặc cho các cá nhân, tổ chức bên ngoài trong suốt một năm học hoặc một năm tài chính.

9. Với chỉ tiêu định lượng anh/chị chọn biểu tượng cây bút điền số lượng để phần mềm tính toán kết quả.

Cập nhật 10/04/2025

Bài viết liên quan

Kênh hỗ trợ