I. EMIS Khoản thu
1. Kế toán mong muốn theo dõi số định danh cá nhân của học sinh trên hóa đơn để đảm bảo đúng quy định
1.1 Mục đích
Giúp Kế toán có thể theo dõi số định danh cá nhân của học sinh trên hóa đơn để đảm bảo đúng quy định
1.2 Chi tiết thay đổi
Ngày 07/06/2024, Bộ Tài chính đã gửi Hồ sơ thẩm định số 5929/BTC-TCT về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ.
Theo khoản 5, điều 10, nội dung của hóa đơn sẽ được điều chỉnh như sau:
-
Bổ sung thông tin người mua trên hóa đơn.
-
Thêm mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách nếu người mua là đơn vị có liên quan đến ngân sách.
-
Cung cấp mã số thuế và số định danh cá nhân trong trường hợp người mua cung cấp thông tin về mã số thuế hoặc số định danh cá nhân.
– Trước phiên bản R195:
Hóa đơn không hiển thị thông tin Số định danh cá nhân trên hóa đơn theo đúng quy định
– Kể từ phiên bản R195:
Kế toán mong muốn theo dõi số định danh cá nhân của học sinh trên hóa đơn để đảm bảo đúng quy định
Cụ thể như sau:
Tại menu Quản lý thu\Hóa đơn\Cấp hóa đơn, khi cấp hóa đơn và khởi tạo bên Meinvoice, trường Căn cước công dân sẽ hiển thị thông tin Số định danh cá nhân.
2. Hiệu trưởng mong muốn sổ ghi nhận số buổi sử dụng thể hiện rõ ngày nghỉ và ngày không sử dụng để dễ phân biệt và rà soát
2.1 Mục đích
Hiệu trưởng mong muốn sổ ghi nhận số buổi sử dụng thể hiện rõ ngày nghỉ và ngày không sử dụng để dễ phân biệt và rà soát
2.2 Chi tiết thay đổi
Vào đầu tháng sau, kế toán sẽ lập sổ chấm ăn để ghi nhận số buổi ăn và không ăn của học sinh trong tháng trước. Kế toán sẽ tích vào những học sinh có ăn theo từng ngày và đánh dấu khác đối với những học sinh không ăn. Các ngày nghỉ (Thứ 7, Chủ nhật) sẽ không được tích vào sổ chấm ăn.
Sau khi hoàn thành việc tổng hợp dữ liệu, kế toán sẽ gửi sổ lên cho hiệu trưởng phê duyệt. Hiệu trưởng yêu cầu sổ chấm ăn cần thể hiện rõ các ngày nghỉ và các ngày học sinh không đăng ký ăn, giúp dễ dàng phân biệt và rà soát thông tin.
– Trước phiên bản R195:
Đối với những ngày học sinh có sử dụng nhưng không ăn, hiện tại chúng đang để trống, điều này khiến kế toán gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa ngày học sinh không ăn và ngày nhà trường không tổ chức học.
– Kể từ phiên bản R195:
Sổ chấm ăn thể hiện rõ ngày nghỉ và ngày không sử dụng để dễ phân biệt và rà soát
Cụ thể như sau:
Tại menu Quản lý thu\Ghi nhận số lượng thực tế: Tại biểu tượng In
- Bổ sung lựa chọn Đánh dấu P những học sinh không sử dụng:
- Những học sinh không sử dụng nhà trường vẫn cung cấp dịch vụ thì sẽ hiển thị dấu P
3. Kế toán mong muốn tùy chỉnh hiển thị đơn vị tiền tệ trên báo cáo để phù hợp với nhu cầu thể hiện thông tin
3.1 Mục đích
Kế toán mong muốn tùy chỉnh hiển thị đơn vị tiền tệ trên báo cáo để phù hợp với nhu cầu thể hiện thông tin
3.2 Chi tiết thay đổi
Tại trường, khi làm các báo cáo quản lý thu tiền hoặc in chứng từ thu tiền, việc hiển thị đơn vị tiền tệ sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy theo yêu cầu của cấp trên và phụ huynh. Cụ thể:
-
Trong một số trường hợp, báo cáo sẽ hiển thị đơn vị tiền tệ (VNĐ) để giúp cấp trên hoặc phụ huynh dễ dàng theo dõi và hiểu rõ số tiền cụ thể.
-
Trong một số trường hợp khác, để báo cáo gọn gàng hơn, đơn vị tiền tệ có thể được bỏ qua.
– Trước phiên bản R195:
Khi không sử dụng phân hệ EMIS Học sinh nữa, đơn vị không sửa được đơn vị tiền tệ, gây rối mắt và đôi khi ảnh hưởng đến cách thể hiện các thông tin khác trên báo cáo
– Kể từ phiên bản R195:
Kế toán mong muốn tùy chỉnh hiển thị đơn vị tiền tệ trên báo cáo để phù hợp với nhu cầu thể hiện thông tin
Cụ thể như sau:
Tại phân hệ Khoản thu, menu Hệ thống\Thiết lập định dạng số bổ sung trường thông tin Ký hiệu tiền tệ
Tại phân hệ Học sinh, menu Hệ thống\Tùy chọn\Định dạng số\Ký hiệu tiền tệ: Bổ sung giá trị trống
4. Kế toán mong muốn báo cáo Danh sách học sinh đã nộp tiền sắp xếp theo đúng thứ tự thời điểm thanh toán của học sinh để dễ dàng đối chiếu với sổ quỹ tiền gửi
4.1 Mục đích
Kế toán mong muốn báo cáo Danh sách học sinh đã nộp tiền sắp xếp theo đúng thứ tự thời điểm thanh toán của học sinh để dễ dàng đối chiếu với sổ quỹ tiền gửi
4.2 Chi tiết thay đổi
Nhà trường sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (thu hộ, QR code, chuyển khoản). Sau khi gửi thông báo thu tiền, hàng ngày kế toán nhận giấy báo có từ ngân hàng, chứa thông tin về ngày hiệu lực, số tiền, loại tiền và diễn giải. Mỗi khoản thu sẽ tạo một loại quỹ (ví dụ: nước uống, học phí, vệ sinh với ký hiệu N, NP, VS).
Cuối ngày hoặc cuối tháng, kế toán ghi sổ quỹ dựa trên danh sách học sinh đã nộp tiền, theo thứ tự của giấy báo có, giúp theo dõi chính xác các khoản thu vào các quỹ tương ứng.
– Trước phiên bản R195:
Kế toán mất thời gian sắp xếp lại danh sách học sinh đã nộp tiền theo thứ tự giấy báo có để ghi nhận đúng thứ tự từng phiếu thu lên sổ quỹ tiền gửi của Mimosa và đối chiếu
– Kể từ phiên bản R195:
Kế toán mong muốn báo cáo Danh sách học sinh đã nộp tiền sắp xếp theo đúng thứ tự thời điểm thanh toán của học sinh để dễ dàng đối chiếu với sổ quỹ tiền gửi
Cụ thể như sau:
Tại màn hình Báo cáo\HP-BC02: Danh sách học sinh đã nộp tiền
- Khi lấy lên tham số báo cáo, Tại tham số báo cáo bổ sung Thời gian giao dịch
- Danh sách học sinh đã nộp tiền sắp xếp theo đúng thứ tự thời điểm thanh toán của học sinh để dễ dàng đối chiếu với sổ quỹ tiền gửi
5. Kế toán mong muốn nắm bắt đúng trạng thái giao dịch và hướng dẫn xử lý khi phụ huynh thực hiện thanh toán nhiều lần để tránh thắc mắc, mất thời gian liên hệ hỗ trợ
5.1 Mục đích
Kế toán mong muốn nắm bắt đúng trạng thái giao dịch và hướng dẫn xử lý khi phụ huynh thực hiện thanh toán nhiều lần để tránh thắc mắc, mất thời gian liên hệ hỗ trợ
5.2 Chi tiết thay đổi
Tại đơn vị, trong trường hợp phụ huynh thanh toán lần 1 không thành công và sau đó thực hiện thanh toán lần 2, hệ thống sẽ tự động gạch nợ cho lần thanh toán thứ 2.
Hàng ngày, kế toán sẽ thực hiện đối soát giao dịch thanh toán trực tuyến để kiểm tra và xác nhận tình hình thu tiền, đảm bảo các giao dịch được ghi nhận chính xác.
– Trước phiên bản R195:
Do giao dịch thanh toán của phụ huynh bị lỗi do thanh toán ngoài giờ, MISA không tự động gạch nợ, mặc dù ngân hàng đã thực hiện việc gạch nợ. Giao dịch lúc này có trạng thái “Đã nhận tiền, chưa xác nhận”. Khi kế toán nhấn “Xác nhận thu”, phần mềm không hiển thị đợt thu để xác nhận vì học sinh không còn nợ.
Điều này gây khó khăn cho khách hàng, vì họ không biết cách xác nhận thu cho học sinh và phải mất thời gian liên hệ hỗ trợ.
– Kể từ phiên bản R195:
Kế toán mong muốn nắm bắt đúng trạng thái giao dịch và hướng dẫn xử lý khi phụ huynh thực hiện thanh toán nhiều lần để tránh thắc mắc, mất thời gian liên hệ hỗ trợ
Cụ thể như sau:
Tại menu Quản lý thu\Đối soát giao dịch thanh toán trực tiếp, sẽ bổ sung thêm trạng thái giao dịch là Giao dịch trùng lặp. Trạng thái này sẽ hiển thị khi có hai giao dịch với cùng một số hóa đơn đã được xác nhận cho cùng một đợt thu.
II. EMIS Thiết bị
1. Ban giám hiệu mong muốn sổ mượn trả thiết bị tổng hợp tình hình sử dụng theo từng giáo viên để dễ đánh giá các giáo viên hơn
1.1 Mục đích
Ban giám hiệu mong muốn sổ mượn trả thiết bị tổng hợp tình hình sử dụng theo từng giáo viên để dễ đánh giá các giáo viên hơn
1.2 Chi tiết thay đổi
Tại trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thường dạy phần lớn các môn cho lớp của mình, vì vậy nhu cầu mượn thiết bị của GVCN chủ yếu phục vụ cho lớp mình phụ trách.
Mỗi tháng, ban giám hiệu yêu cầu Cán bộ thiết bị (CBTB) lập sổ mượn trả thiết bị cho các đơn vị để đánh giá nhu cầu và tình hình sử dụng thiết bị trong trường.
– Trước phiên bản R195:
Với những GVCN dạy nhiều môn, khi xem báo cáo thì thông tin giáo viên ở nhiều trang khác nhau, dẫn đến khó theo dõi tình hình hoặc phải tổng hợp lại thông tin ở ngoài.
– Kể từ phiên bản R195:
Ban giám hiệu mong muốn sổ mượn trả thiết bị tổng hợp tình hình sử dụng của các giáo viên tại một chỗ để dễ đánh giá các giáo viên hơn
Cụ thể như sau:
Tại menu Báo cáo\Sổ mượn trả thiết bị:
- Khi in báo cáo bổ sung tham số in theo Giáo viên
- Anh/chị có thể chọn giáo viên và thiết bị đã sử dụng để in báo cáo chi tiết về việc mượn và trả thiết bị của từng giáo viên.
2. Cán bộ thiết bị mong muốn danh mục thiết bị đã đủ số lượng tối thiểu theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT chưa để làm báo cáo và đề xuất mua thêm
2.1 Mục đích
Cán bộ thiết bị mong muốn danh mục thiết bị đã đủ số lượng tối thiểu theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT chưa để làm báo cáo và đề xuất mua thêm
2.2 Chi tiết thay đổi
Cuối kỳ, cán bộ thiết bị cần lập báo cáo theo dõi thiết bị để gửi cho hiệu trưởng, giúp quản lý danh mục và số lượng thiết bị. Báo cáo này sẽ kiểm tra xem số lượng thiết bị có đáp ứng yêu cầu theo danh mục và số lượng tối thiểu quy định tại Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT hay không. Nếu phát hiện thiếu thiết bị hoặc thiếu số lượng, cán bộ thiết bị sẽ lập đề xuất mua bổ sung ngay lập tức.
– Trước phiên bản R195:
Cán bộ thiết bị khi làm báo cáo mất thời gian rà soát giữa số lượng của danh mục thiết bị trên phần mềm và số lượng danh mục thiết bị theo thông tư
– Kể từ phiên bản R195:
Cán bộ thiết bị mong muốn biết danh mục thiết bị đã đủ số lượng tối thiểu theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT chưa để làm báo cáo và đề xuất mua thêm
Cụ thể như sau:
Tại menu Hệ thống\Danh sách thiết bị: Bổ sung 2 cột thông tin là Số lượng thiết bị tối thiểu trường cần có và Đối chiếu số lượng tối thiểu
- Bổ sung điều kiện lọc: Đối chiếu số lượng tối thiểu
3. Giáo viên mong muốn có thể đăng ký mượn kho phòng dài hạn để sử dụng trong thời gian dài tiết kiệm thời gian đăng ký nhiều lần
3.1 Mục đích
Giáo viên mong muốn có thể đăng ký mượn kho phòng dài hạn để sử dụng trong thời gian dài tiết kiệm thời gian đăng ký nhiều lần
3.2 Chi tiết thay đổi
Tại trường, có một số kho phòng bộ môn mà giáo viên sử dụng thường xuyên, ví dụ như phòng tin học và phòng tiếng Anh. Hầu hết các tiết dạy môn tin học và tiếng Anh đều được giảng dạy tại những phòng này, và giáo viên thường xuyên sử dụng chúng. Cụ thể, trường có 2 giáo viên dạy tiếng Anh, và mỗi tuần, cả hai giáo viên đều mượn 2 kho phòng tiếng Anh để phục vụ cho các tiết học.
– Trước phiên bản R195:
Giáo viên mất thời gian đăng ký mượn kho phòng hàng ngày
– Kể từ phiên bản R195:
Giáo viên mong muốn có thể đăng ký mượn kho phòng dài hạn để tiết kiệm thời gian
Cụ thể như sau:
Tại menu Mượn trả\Mượn Kho/Phòng\Đăng ký mượn
- Bổ sung tính năng đăng ký mượn kho, phòng dài hạn. Lưu ý: Trong 1 phiên mượn, mượn nhiều kho/phòng khác nhau nhưng các thông tin Danh sách thiết bị mượn kèm, Môn học, Mục đích trùng nhau thì vẫn cho phép đăng ký mượn
Tại menu Mượn trả\Mượn trả kho/phòng\Danh sách, bổ sung tiện ích xem kế hoạch mượn dài hạn và bộ lọc thời gian, giúp cán bộ thiết bị (CBTV) có thể dễ dàng theo dõi và xem lịch đăng ký mượn kho/phòng dài hạn theo khoảng thời gian cụ thể.