1. Trang chủ
  2. R191 – Phát hành ngày 22/01/2025

R191 – Phát hành ngày 22/01/2025

Contents

I. EMIS Khoản thu

1. Kế toán mong muốn xuất hóa đơn đúng với số lượng thực tế

1.1 Mục đích

Kế toán mong muốn xuất hóa đơn đúng với số lượng thực tế sử dụng trong tháng

1.2 Chi tiết thay đổi

Kế toán xuất hóa đơn theo số lượng thực tế sử dụng. Ví dụ, đầu tháng 8 lập thông báo tạm thu cho 25 buổi ăn. Cuối tháng, nếu học sinh chỉ ăn 20 buổi, hóa đơn sẽ xuất cho 20 buổi, 5 buổi còn lại được chuyển sang tháng sau.

– Trước phiên bản R191:

Đối với các khoản thu có tồn sang tháng sau, phần mềm vẫn xuất hóa đơn theo số đăng ký

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán có thể xuất hóa đơn đúng với số lượng thực tế sử dụng trong tháng để thực hiện theo đúng chỉ đạo của cơ quan thuế

Cụ thể như sau:

Kế toán có thể xuất hóa đơn đúng với số lượng thực tế sử dụng trong tháng theo đúng nhu cầu quản lý bằng cách thay đổi quy tắc xuất hóa đơn

Lưu ý: Trước khi thay đổi

  • Các hóa đơn đã xuất trước khi áp dụng quy tắc mới vẫn giữ nguyên giá trị
  • Đơn vị cần hoàn trả hết số tồn cho học sinh trước khi thay đổi quy tắc xuất hóa đơn

Vào menu Hệ thống\Thiết lập sử dụng, xuất hóa đơn và chứng từĐể thiết lập quy tắc xuất hóa đơn, anh/chị chọn 1 trong 2 cách:

  • Theo số lượng thực thu: Hóa đơn phản ánh đúng, số tiền mà phụ huynh đã thanh toán đầu tháng.
  • Theo số lượng thực tế: Hóa đơn được xuất theo số lượng thực tế học sinh sử dụng trong tháng

Sau khi thiết lập xong, hóa đơn được xuất sẽ theo số lượng thực tế học sinh sử dụngSau khi thiết lập xong quy tắc xuất hóa đơn, kế toán có thể dễ dàng xuất hóa đơn theo nhu cầu quản lý của đơn vị, giúp kế toán có thể dễ dàng đối chiếu

  • phát hiện sai lệch và điều chỉnh hóa đơn nếu cần.

2. Kế toán mong muốn chỉ hiển thị hình thức thanh toán phổ biến tại nhà trường để tiết kiệm thời gian thu tiền

2.1 Mục đích

Kế toán mong muốn chỉ hiển thị hình thức thanh toán phổ biến tại nhà trường để tiết kiệm thời gian thu tiền

2.2 Chi tiết thay đổi

Nhà trường triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho phụ huynh. Tuy nhiên, một số phụ huynh không có tài khoản ngân hàng hoặc chưa biết thanh toán thì đến trường đóng tiền trực tiếp bằng Tiền mặt

– Trước phiên bản R191:

Tại màn hình Thu tiền, phần mềm cho phép chọn hình thức đóng tiền của phụ huynh và tự động sử dụng hình thức gần nhất cho lần thu tiếp theo. Tuy nhiên, nếu phụ huynh trước đó đóng bằng chuyển khoản, kế toán phải chỉnh lại sang tiền mặt, gây chậm trễ và dễ sai sót do số lượng giao dịch lớn và phần lớn đóng bằng tiền mặt.

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán mong muốn chỉ hiển thị hình thức thanh toán phổ biến tại nhà trường để tiết kiệm thời gian thu tiền

Cụ thể như sau:

Tại menu Hệ thống\Thiết lập hình thức thu:

  • Phần mềm bổ sung 2 tab thông báo thu tiền và xác nhận thu 
  • Để thiết lập hình thức thu khi xác nhận thu tại màn hình Thu tiền, anh/chị vào tab Xác nhận thu và chọn hình thức thu mặc định hiển thị, chọn Lưu.

3. Kế toán mong muốn nắm bắt nguyên nhân và hướng xử lý khi xuất hóa đơn của khoản thu có giá trị âm để tiết kiệm thời gian liên hệ tư vấn hỗ trợ

3.1 Mục đích

Kế toán mong muốn nắm bắt nguyên nhân và hướng xử lý khi xuất hóa đơn của khoản thu có giá trị âm để tiết kiệm thời gian liên hệ tư vấn hỗ trợ

3.2 Chi tiết thay đổi

Tại đơn vị quản lý chăm sóc bán trú, đầu tháng kế toán thu theo số đăng ký. Cuối tháng, nếu học sinh có số tiền tồn sẽ được chuyển sang tháng sau, và hóa đơn được xuất theo số thực thu. Cuối năm hoặc khi chuyển trường, nhà trường hoàn trả số tiền tồn. Hóa đơn được xuất bằng số tiền đã thu trừ đi số ghi nhận hoàn trả.

– Trước phiên bản R191:

Vào cuối năm, có trường hợp đơn vị cần thực hiện hoàn trả lại số tiền lớn hơn số thực thu trong tháng, dẫn đến giá trị khoản hoàn trả bị âm khi xuất hóa đơn. Cụ thể như sau:

  • Đợt 1 tháng 12, khoản chăm sóc bán trú có số ngày đăng ký sử dụng dịch vụ là 27 buổi, tương ứng với số tiền thu được là 270.000 đồng.
  • Đến cuối tháng, khách hàng thực hiện ghi nhận hoàn trả tháng 12 với số tiền là 570.000 đồng.
  • Kết quả là khoản phải xuất trên hóa đơn sẽ là:
    270.000 đồng (thu) – 570.000 đồng (hoàn trả) = -300.000 đồng.

Điều này dẫn đến việc giá trị trên hóa đơn ghi nhận là âm 300.000 đồng, thể hiện số tiền vượt quá mức thực thu phải hoàn trả cho khách hàng.

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán có thể nắm bắt nguyên nhân và hướng xử lý khi xuất hóa đơn của khoản thu có giá trị âm để tiết kiệm thời gian liên hệ tư vấn

Cụ thể như sau:

Anh/chị chọn menu Quản lý thu\Hóa đơn: tích chọn học sinh cần cấp hóa đơn, chọn Cấp hóa đơn 

  • Chọn Cập nhật 
  • Trường hợp học sinh có số tiền âm, phần mềm sẽ hiển thị cảnh báo, giúp anh/chị có thể nắm bắt nguyên nhân và xử lý. “Nguyên nhân là do ghi nhận hoàn trả số tiền tồn lớn hơn số tiền đã thu trong tháng. Thầy cô vui lòng bỏ ghi nhận hoàn trả và điều chỉnh hóa đơn đã phát hành trước đó để đảm bảo số tồn hoàn trả không lớn hơn số tiền đã thu trong tháng.”

4. Đối với đơn vị kết nối với Vietinbank, Kế toán mong muốn hệ thống tự động nhận diện và đối soát các giao dịch phụ huynh chuyển khoản liên ngân hàng qua mã định danh của phụ huynh

4.1 Mục đích

Đối với đơn vị kết nối với Vietinbank, Kế toán mong muốn hệ thống tự động nhận diện và đối soát các giao dịch phụ huynh chuyển khoản liên ngân hàng qua mã định danh của phụ huynh

4.2 Chi tiết thay đổi

Nhà trường đang triển khai thanh toán học phí qua ngân hàng Vietinbank. Một số phụ huynh thực hiện chuyển khoản vào Mã định danh của học sinh thông qua ví điện tử như Momo.

Ví dụ: Học sinh Lê Khắc Bảo Nam – Mã định danh: 1t99agv0462..

– Trước phiên bản R191:

Khi nhà trường xuất file sao kê từ Vietinbank và thực hiện đối soát với dữ liệu trên phần mềm quản lý EMIS Khoản thu, hiện tại phần mềm không khớp được thông tin giữa sao kê ngân hàng và hệ thống.

Nguyên nhân có thể do sự khác biệt trong cách ghi nhận thông tin từ ví điện tử hoặc cấu trúc dữ liệu giữa các hệ thống.

– Kể từ phiên bản R191:

Đối với đơn vị kết nối với Vietinbank, Kế toán mong muốn hệ thống tự động nhận diện và đối soát các giao dịch phụ huynh chuyển khoản liên ngân hàng qua mã định danh của phụ huynh

Cụ thể như sau:

Tại menu Quản lý thu\Đối soát sổ phụ ngân hàng

  • Chọn Tiếp tục, hệ thống tự động nhận diện và đối soát các giao dịch phụ huynh chuyển khoản liên ngân hàng qua mã định danh của phụ huynh
  • Dòng Nội dung thanh toán cho phép chọn nhiều giá trị

5. Kế toán mong muốn theo dõi đầy đủ tên đợt thu còn nợ của học sinh trên báo cáo HP-BC03 để tránh phụ huynh thắc mắc

5.1 Mục đích

Kế toán mong muốn theo dõi đầy đủ tên đợt thu còn nợ của học sinh trên báo cáo HP-BC03 để tránh phụ huynh thắc mắc

5.2 Chi tiết thay đổi

Hàng tháng, kế toán sẽ lập các đợt thu cho toàn trường. Để nhắc nhở phụ huynh nộp tiền đúng hạn, kế toán sẽ in Danh sách học sinh chưa nộp hoặc nộp thiếu.

Danh sách này sẽ được gửi cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN), và GVCN sẽ chia sẻ trong nhóm Zalo chung của lớp để thông báo đến phụ huynh.

– Trước phiên bản R191:

Phần mềm hỗ trợ in báo cáo HP-BC03: danh sách học sinh chưa nộp hoặc nộp thiếu, kèm theo chi tiết từng khoản thu.

  • Trường hợp chọn một hoặc nhiều đợt thu: Báo cáo sẽ hiển thị đầy đủ tên đợt thutên lớp.
  • Trường hợp chọn tất cả đợt thu: Báo cáo chỉ hiển thị tên lớp, không kèm thông tin tên đợt thu.

Hiện tại, đơn vị chỉ có một đợt thu, nhưng khi in báo cáo, phần mềm mặc định hiểu là chọn tất cả đợt thu. Kết quả là báo cáo chỉ hiển thị tên lớp, không có tên đợt thu, khiến phụ huynh phải mất thời gian xuất file Excel và tự bổ sung thông tin đợt thu vào báo cáo.

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán mong muốn theo dõi đầy đủ tên đợt thu còn nợ của học sinh trên báo cáo HP-BC03 để tránh phụ huynh thắc mắc

Cụ thể như sau:

Tại menu Báo cáo\HP-BC03: Danh sách học sinh chưa nộp, nộp thiếu tiền: Tại màn hình tham số báo cáo, nếu chọn đợt thu nào báo cáo sẽ hiển thị tên đợt thu đó 

  • Báo cáo sẽ hiển thị đầy đủ tên đợt thu còn nợ của học sinh

6. Kế toán mong muốn theo dõi số tiền miễn giảm/khấu trừ trên Chứng từ thu tiền để minh bạch thông tin, tránh phụ huynh thắc mắc

6.1 Mục đích

Kế toán mong muốn theo dõi số tiền miễn giảm/khấu trừ trên Chứng từ thu tiền để minh bạch thông tin, tránh phụ huynh thắc mắc

6.2 Chi tiết thay đổi

Trong mỗi đợt thu, thủ quỹ sẽ in chứng từ thu tiền để gửi đến phụ huynh.

Trước đây, chứng từ thu tiền của nhà trường bao gồm 3 cột:

  1. Số tiền: Tổng số tiền của khoản thu.
  2. Miễn giảm/Khấu trừ: Số tiền được giảm trừ (nếu có).
  3. Thành tiền: Số tiền cuối cùng phụ huynh cần thanh toán.

Nhờ vào cách trình bày này, phụ huynh dễ dàng theo dõi và kiểm tra chính xác số tiền được giảm.

– Trước phiên bản R191:

Tại giao diện in chứng từ thu tiền chứng từ hiển thị 2 cột là tên khoản thu và thành tiền. Đối với những khoản thu được trừ tiền do số lượng tiền tồn sử dụng thì không hiển thị tiền được giảm mà chỉ ghi chú lại dưới tên khoản thu

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán mong muốn theo dõi hình thức thanh toán trên hóa đơn khớp với hình thức thu của học sinh để tiết kiệm thời gian thao tác

Cụ thể như sau:

Tại menu Hệ thống\Danh sách chứng từ, thông báo thu tiền:

  • Chọn Thêm mẫu
  • Chọn Loại chứng từ thu tiền theo học sinh\Tùy chỉnh
  • Chọn tab Tùy chỉnh chi tiết, chọn Mẫu đầy đủ, tích chọn Có kẻ bảng
  • Trường hợp muốn hiển thị 3 cột gồm: Số tiền, Miễn giảm/khấu trừ, Thành tiền, anh.chị tích chọn các trường thông tin tương ứng, chọn Áp dụng
  • Mẫu đã thiết lập khi in ra sẽ có các trường thông tin sau:

7. Thủ quỹ mong muốn dễ dàng nhận biết phiếu thu do kế toán khác lập để tránh hủy nhầm phiếu thu của người khác

7.1 Mục đích

Giúp Thủ quỹ có thể dễ dàng nhận biết phiếu thu do kế toán khác lập để tránh hủy nhầm phiếu thu của người khác

7.2 Chi tiết thay đổi

Nhà trường có hai người thu tiền: thủ quỹ và một người thu khác. Cả hai đều thu tiền cho toàn trường, trong đó thủ quỹ là người chịu trách nhiệm chính.

Cuối đợt thu, thủ quỹ lập báo cáo tình hình thu tiền. Tuy nhiên, có trường hợp phụ huynh đã nộp tiền nhưng học sinh vẫn nằm trong danh sách chưa nộp, dẫn đến phụ huynh thắc mắc với thủ quỹ. Khi kiểm tra lại, thủ quỹ phát hiện phiếu thu của phụ huynh đã bị người thu khác hủy nhầm.

– Trước phiên bản R191:

Vì cán bộ được phân công thu toàn trường nên vô tình hủy phiếu thu của thủ quỹ. Thủ quỹ cần dò lại phiếu thu nào đã hủy thì phải dò lại tất cả phiếu thu gây mất thời gian

– Kể từ phiên bản R191:

Thủ quỹ có thể dễ dàng nhận biết phiếu thu do kế toán khác lập để tránh hủy nhầm phiếu thu của người khác

Cụ thể như sau:

Khi hủy 1 phiếu thu, nếu không đúng phiếu thu của người lập phiếu, phần mềm sẽ hiển thị cảnh báo 

8. Lãnh đạo Phòng/Sở mong muốn theo dõi tình hình thu tiền của từng khoản thu theo các cấp học để dễ dàng nắm bắt và đưa ra chỉ đạo kịp thời

8.1 Mục đích

Giúp Lãnh đạo Phòng/Sở có thể theo dõi tình hình thu tiền của từng khoản thu theo các cấp học để dễ dàng nắm bắt và đưa ra chỉ đạo kịp thời

8.2 Chi tiết thay đổi

Tại Sở Giáo dục Hòa Bình, mỗi cấp học như Tiểu học, THPT, Mầm non, GDTX đều có một chuyên viên phụ trách riêng. Lãnh đạo Sở mong muốn theo dõi tình hình thu tiền theo từng cấp học để thuận tiện đưa ra chỉ đạo phù hợp.

– Trước phiên bản R191:

Lãnh đạo Phòng/Sở không theo dõi được tình hình thu tiền của từng cấp ở trường liên cấp, mất thời gian tổng hợp thủ công theo từng cấp học

– Kể từ phiên bản R191:

Lãnh đạo Phòng/Sở có thể theo dõi tình hình thu tiền của từng khoản thu theo các cấp học để dễ dàng nắm bắt và đưa ra chỉ đạo kịp thời

Cụ thể như sau:

Đối với Cấp Phòng/Sở giáo dục khi đăng nhập vào khoản thu, chọn Menu Tình hình thu tiền, phần mềm đáp ứng xem theo cấp học

  • Chọn cấp học để nắm bắt tình hình thu tiền 

9. Kế toán mong muốn nắm bắt cảnh báo khi thời điểm ký số trễ hạn hơn 1 ngày so với thời điểm lập hóa đơn điện tử qua MeInvoice để đảm bảo đúng quy định, tránh sai sót

9.1 Mục đích

Giúp Kế toán có thể nắm bắt cảnh báo khi thời điểm ký số trễ hạn hơn 1 ngày so với thời điểm lập hóa đơn điện tử qua MeInvoice để đảm bảo đúng quy định, tránh sai sót

9.2 Chi tiết thay đổi

Ngày 07/06/2024, Bộ Tài chính đã gửi Hồ sơ thẩm định số 5929/BTC-TCT về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (ban hành ngày 19/10/2020) liên quan đến hóa đơn, chứng từ.

Theo Điều 9 và Điều 10, nội dung về hóa đơn có quy định:

  • Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập nhưng thời điểm ký số trên hóa đơn khác với thời điểm lập hóa đơn, thì:
    • Thời điểm ký số và thời điểm gửi cơ quan thuế để cấp mã (với hóa đơn có mã) hoặc chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế (với hóa đơn không có mã) phải chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ thời điểm lập hóa đơn, trừ trường hợp gửi dữ liệu theo bảng tổng hợp.

– Trước phiên bản R191:

Khi phát hành hóa đơn, phần mềm yêu cầu ký số nhưng chưa có cảnh báo nếu thời điểm ký số không phải ngày làm việc tiếp theo sau Ngày lập hóa đơn. Điều này khiến khách hàng không biết thời gian ký số không tuân thủ đúng quy định.

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán có thể nắm bắt cảnh báo khi thời điểm ký số trễ hạn hơn 1 ngày so với thời điểm lập hóa đơn điện tử qua MeInvoice để đảm bảo đúng quy định, tránh sai sót

Cụ thể như sau:

Khi anh/chị phát hành hóa đơn

Trường hợp 1: Ngày lập hóa đơn trùng với ngày phát hành, nhưng khác với ngày ký số, phần mềm sẽ hiển thị thông báo sau:

Trường hợp 2: Ngày lập hóa đơn khác ngày phát hành và cũng khác ngày ký số, phần mềm sẽ hiển thị thông báo sau:

Trường hợp 3: Ngày lập hóa đơn khác ngày phát hành, nhưng trùng với ngày ký số, phần mềm sẽ hiển thị thông báo sau:

10. Kế toán mong muốn khi phụ huynh học sinh thanh toán tiền học qua QR code của Jetpay, sẽ thanh toán được đúng số tiền, đúng đợt để gạch nợ

10.1 Mục đích

Giúp phụ huynh học sinh thanh toán tiền học qua QR code sẽ thanh toán được đúng số tiền, đúng đợt để gạch nợ

10.2 Chi tiết thay đổi

Kế toán lập đợt thu hàng tháng và in thông báo kèm QR code để phụ huynh thanh toán.

Ví dụ: Tháng 9, kế toán in thông báo kèm QR code để phụ huynh nộp tiền tháng 9, nhưng phụ huynh chưa nộp. Đến tháng 10, kế toán tiếp tục in thông báo kèm QR code để phụ huynh nộp tiền tháng 10.

Phụ huynh quét mã QR để thanh toán tiền tháng 9 trước, sau đó mới thanh toán tiền tháng 10. Do đó, phụ huynh mong muốn khi quét mã QR, điện thoại hiển thị đúng số tiền và đúng đợt để việc thanh toán được ghi nhận chính xác.

– Trước phiên bản R191:

Kế toán mất thời gian in lại thông báo thu tiền tháng 9 để phụ huynh thanh toán cho đúng

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán mong muốn khi phụ huynh thanh toán tiền học qua QR code, sẽ thanh toán được đúng số tiền, đúng đợt để gạch nợ

Cụ thể như sau:

Khi in thông báo thu tiền, thay đổi mã QR, khi phụ huynh quét mã QR để thanh toán sẽ hiển thị các thông tin: Học sinh, đợt thu, Số tiền phải thu của đợt

11. Kế toán mong muốn khi phát sinh số dư cho đợt thu trước, phần tiền dư sẽ được ghi nhận chính xác cho khản thu tương ứng của đợt thu sau để phán ánh đúng sự phân bổ

11.1 Mục đích

Kế toán mong muốn khi phát sinh số dư cho đợt thu trước, phần tiền dư sẽ được ghi nhận chính xác cho khản thu tương ứng của đợt thu sau để phán ánh đúng sự phân bổ các khoản tiền trong thực tế

11.2 Chi tiết thay đổi

Hàng tháng, nhà trường lập đợt thu tiền với các khoản thu khác nhau, gồm:

  • Khoản thu cố định hàng tháng.
  • Khoản thu bắt buộc xuất hóa đơn để tính thuế.
  • Khoản thu chỉ thu hộ để thanh toán cho đối tác.

Nếu phụ huynh nộp thừa tiền, kế toán sẽ ưu tiên dùng số dư cho các khoản thu cần thiết.

Ví dụ: Tháng 9, nhà trường thu tiền máy lạnh 75.000 đồng/người. Sau đó, đơn giá được điều chỉnh còn 45.000 đồng/người, dư 30.000 đồng/người. Số tiền dư này chuyển sang tháng 10 để thanh toán tiền máy lạnh. Học sinh thuộc diện miễn giảm 50%, nên tiền máy lạnh tháng 10 chỉ là 22.500 đồng/người. Sau khi dùng số dư, học sinh vẫn còn dư 7.500 đồng, tiếp tục chuyển sang tháng sau

– Trước phiên bản R191:

Khi thanh toán cả đợt, không xác định được tiền thừa thuộc khoản nào. Đối với các khoản thừa từ việc ghi nhận thừa thiếu, kế toán không thể tự động trừ số dư vào khoản thu mong muốn. Thay vào đó, phải chỉnh sửa thủ công số phải thu của từng khoản và quản lý việc sử dụng số dư trên file Excel ngoài phần mềm, gây bất tiện.

– Kể từ phiên bản R191:

Kế toán mong muốn khi phụ huynh thanh toán tiền học qua QR code, sẽ thanh toán được đúng số tiền, đúng đợt để gạch nợ

Cụ thể như sau:

Tại menu Quản lý thu\Đợt thu: tại biểu tượng chức năng khác, chọn Sử dụng số dư

II. EMIS Thời khóa biểu

1. Cán bộ tin học mong muốn phụ huynh, học sinh, giáo viên có thể nắm được thời khóa biểu mới nhất của lớp mình quan tâm trên website nhà trường ngay sau khi có thay đổi

1.1 Mục đích

Cán bộ tin học mong muốn phụ huynh, học sinh, giáo viên có thể nắm được thời khóa biểu mới nhất của lớp mình quan tâm trên website nhà trường ngay sau khi có thay đổi

1.2 Chi tiết thay đổi

Nhà trường có website riêng để công bố các hoạt động, định hướng, kế hoạch năm học và thời khóa biểu toàn trường. Phụ huynh có thể truy cập để cập nhật thông tin và tra cứu lịch học của con em. Nhà trường không in thời khóa biểu giấy nhằm tiết kiệm chi phí và tránh thất lạc.

– Trước phiên bản R191:

Khi xuất thời khóa biểu dạng PDF từ phần mềm, cán bộ Thời khóa biểu phải thủ công lấy từng link cho mỗi lớp và giáo viên. Mỗi khi có thay đổi, cần xuất lại file và cập nhật link mới lên website.

– Kể từ phiên bản R191:

Cán bộ Thời khóa biểu có thể đưa toàn bộ thời khóa biểu lên website bằng một link duy nhất. Link này cho phép chọn xem theo lớp hoặc giáo viên và tự động cập nhật khi có thay đổi, giúp tiết kiệm thời gian.

Cụ thể như sau:

Tại màn hình danh sách thời khóa biểu: Phần mềm bổ sung thêm tiện ích Chia sẻ TKB

  • Để chia sẻ thời khóa biểu cho giáo viên, phụ huynh, học sinh anh/chị chọn Chế độ hiển thị là Chia sẻ công khai, và chọn thời khóa biểu để chia sẻ, chọn Lưu.
  • Cán bộ Thời khóa biểu gửi link thời khóa biểu cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Mọi người chỉ cần truy cập vào link để xem

Khi sang năm học mới hoặc thời khóa biểu hết hiệu lực, anh/chị thực hiện ngưng chia sẻ thời khóa biểu như sau: Chọn Chia sẻ TKB, tích chọn Không chia sẻ, chọn Lưu

III. EMIS Thư viện 

1. Cán bộ thư viện mong muốn khi xem sách theo đầu mục hay xem theo số đăng ký cá biệt sẽ thấy kết quả giống nhau

1.1 Mục đích

Giúp Cán bộ thư viện khi xem sách theo đầu mục hay xem theo số đăng ký cá biệt sẽ thấy kết quả giống nhau

1.2 Chi tiết thay đổi

Cán bộ thư viện cần quản lý thông tin sách trong thư viện, trong đó mỗi biên mục sách chỉ thuộc một loại sách. Tuy nhiên, trong quá trình nhập liệu, có trường hợp cần thay đổi loại sách của một biên mục để phù hợp hơn với mục đích sử dụng.

Ví dụ: Sách giáo khoa cho khối 6, 7, 8, 9 ban đầu được phân loại chung là “Sách giáo khoa”. Sau đó, cán bộ thư viện phân loại chi tiết hơn thành “Sách giáo khoa 6”, “Sách giáo khoa 7”, “Sách giáo khoa 8” và “Sách giáo khoa 9”. Các sách cũ thuộc loại “Sách giáo khoa” sẽ được kiểm kê và xuất kho vào cuối năm

– Trước phiên bản R191:

Khi nhập sách theo đầu mục nhiều lần và chọn loại sách khác nhau cho mỗi lần nhập, chương trình sẽ tự động phân chia số lượng theo từng đầu mục. Do đó, khi xem theo đầu mục và theo số đăng ký cá biệt, số lượng sách sẽ hiển thị khác nhau.

– Kể từ phiên bản R191:

Cán bộ thư viện có thể xem sách theo đầu mục hay xem theo số đăng ký cá biệt sẽ thấy kết quả giống nhau

Cụ thể như sau:

Anh/chị vào menu Hệ thống\Biên mục

  • Thêm biên mục
  • Phần mềm bổ sung thêm trường thông tin loại sách, khai báo các thông tin, chọn Lưu
  • Lúc này khi nhập sách theo đầu mục 
  • Khi chọn nhan đề sách, phần mềm mặc định thông tin Loại sách 
Cập nhật 24/01/2025

Kênh hỗ trợ